NẮP HỐ GA | BÁN NAP HO GA | NẮP GA GANG | TẤM SÀN GRATING

Đồng là gì ? Khái niệm Đồng và hợp kim đồng

00:52 |

1. Khái niệm chung của kim loại màu


Sắt và hợp kim của nó (thép, gang) gọi là kim loại đen. Kim loại màu và hợp kim màu là kim loại mà trong thành phần của cúng không chứa Fe, hoặc chứa một hàm lượng rất nhỏ.
Kim loại màu có các tính chất đặc biệt và ưu việc hơn kim loại đen ở chỗ:
Tính dẻo cao, cơ tính khá cao, có khả năng chống ăn mòn và chống mài mòn, tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Các kim loại màu thường gặp là: nhôm, đồng, magiê và titan

 

2. Đồng

Đồng là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Cu và số nguyên tử bằng 29. Đồng là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Đồng nguyên chất mềm và dễ uốn; bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ.
 
Khái niệm Đồng là gì ?
Khái niệm Đồng là gì ?
 

2.1. Các đặc tính của đồng
 

+ Khối lượng riêng lớn(=8,94g/cm2)lớn gấp 3 lần nhôm.
+ Tính chống ăn mòn tốt.
+ Nhiệt độ nóng chảy tương đối cao(10830C)
+ Độ bền không cao nhưng tăng lên khi biến dạng nguội.
+ Tính công nghệ tốt.
 

2.2. Đồng vàng (đồng latông):
 

Là hợp kim của đồng mà hai nguyên tố chủ yếu là đồng và kẽm. Ngoài ra còn có các nguyên tố đặc biệt khác.
+ Latông đơn giản:là hợp kim của hai nguyên tố Cu-Zn với lượng chúa Zn ít hơn 45%. Zn nâng cao độ bền và độ dẻo của hợp kim đồng. Khi lượng Zn cao vượt quá 50% trong hợp kim Cu-Zn thì nó sẽ trở nên cứng và dòn..
+ Latông với lượng chứa Cu cao đến 88-97% được gọi là tompắc có màu đỏ
nhạt với tính chất gần giống đồng
 

2.3. Đồng thanh (Brông):
 

Là hợp kim của đồng với các nguyên tố khác ngoại trừ Zn. Người ta phân biệt các loại đồng thanh khác nhau tùy thuộc vào nguyên tố hợp kim chủ yếu đưa vào: ví dụ như Cu-Sn gọi là brông thiếc; Cu – Al gọi là brông nhôm
Brông thiếc: là hợp kim của đồng với nguyên tố hợp kim chủ yếu là thiếc.
+ Đặc điểm:
+ Về cơ tính: khi lượng Sn thấp(<5%) độ dẻo khá cao, chỉ khi >5%Sn độ dẻo mới
giảm đi.
+ Về tính đúc:độ chảy lỏng của brông thiếc nhỏ, khi kết tinh hợp kim co lại ít, mật độ đúc không cao(có nhiều rỗ xốp). Chính vì lý do này với đặc tính chống ăn mòn tốt (không bị hỏng trong khí quyển) nên có mặt đen bóng đẹp, brông thiếc được sử dụng rộng rãi trong đúc mỹ nghệ.
+ Về tính chống ăn mòn: brong thiếc có tính chống ăn mòn cao hơn đồng và latông. Nó rất ổn định trong không khí, hơi nước và nước biển.
 

2.4. Đồng đặc biệt (latông phức tạp):


+ Trong latông phức tạp ngoài Cu và Zn người ta còn đua vào các nguyên tố đặc biệt nhu: Pb, Sn, Al, Ni để cải thiện một số tính chất của hợp kim.
+ Khi cho Pb vào làm tăng tính cắt gọt vì Pb không hòa tan trong Cu, nó tạo thành những hạt riêng rẽ trong tổ chức do vậy dễ làm gẫy phoi. Hợp kim này đuợc dùng làm các chi tiết qua gia công cắt sau khi đúc mà không qua biến dạng.
+ Khi cho Sn vào là để làm tăng tính chống ăn mòn trong nước biển(70%Cu,
1%Sn) dùng làm ống và chi tiết máy của tàu biển
+ Al và Ni cho vào là để tăng cơ tính
 

Đọc tiếp…

TẠI SAO THƯƠNG HIỆU NẮP HỐ GA THÀNH AN LẠI ĐƯỢC KHÁCH HÀNG TIN TƯỞNG?

00:18 |
Công ty TNHH TM và Đầu Tư Thành An được thành lập 06/06/2008. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, công ty không ngừng tăng trưởng và lớn mạnh. Công suất sản xuất các loại nắp hố ga, nắp bể cáp, song thoát nước…. đạt hơn 2.000 tấn/năm, hệ thống phân phối sản phẩm rộng tại các Tỉnh và Thành phố trong cả nước.

Sản phẩm Nắp hố ga Thành An đã trở nên nổi tiếng trong cả nước, được sử dụng vào hầu hết các công trình trọng điểm Quốc gia như Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, dự án cấp thoát nước các tỉnh miền Trung và nhiều công trình khác.

Các sản phẩm Nắp hố ga Thành An được thiết kế sản xuất với hoa văn sắc nét, bề mặt mịn, thi công nhẹ nhàng và đặc biệt là giá thành hạ hơn nhiều so với bộ sản phẩm cùng loại. Ngoài những sản phẩm có sẵn với các kích thước, mẫu mã, tải trọng, màu sắc đa dạng. Sản phẩm do chúng tôi xản xuất có thể hoàn toàn theo thiết kế riêng của khách hàng như màu sắc, biểu tượng, Logo nổi, hình vẽ, địa danh thương hiệu tùy ý… Đặc biết sản phẩm của công ty chúng tôi đã được tổng cục đo lường chất lượng sản phẩm cấp chứng nhận chứng chỉ thử tải phù hợp với tiêu chuẩn EN 124, TCVN ISO 9001:2008 và đã được sở xây dựng cấp phép đưa vào sử dụng.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nắp hố ga, mỗi loại đều có những đặc điểm phù hợp với từng môi trường mà nó được sử dụng. Chúng tôi sẽ tổng hợp và chia sẻ cho bạn các loại nắp hố ga phổ biến nhất.
Ở bài viết này chúng tôi sẽ trình bày về các loại nắp hố ga dựa trên những tiêu chí phân loại phổ biến của nó.
Khi phân loại theo vật liệu, nắp hố ga sẽ được chia làm nhiều loại và cách đặt tên của những loại nắp hố ga này cũng dựa vào vật liệu cấu tạo nên nó bao gồm: nắp hố ga gang cầu, nắp hố ga gang xám, nắp hố ga composite, nắp hố ga thép đúc, nắp hố ga bê tông....

 

1: Nắp hố ga gang cầu:


Nắp hố ga gang cầu là loại nắp hố ga được chế tạo từ vật liệu chủ yếu là gang cầu. Nhờ đặc tính của gang cầu có khả năng chịu lực uốn cũng như mang những đặc trưng của gang như có độ cứng cao, có khả năng chịu lực nén tốt. Nhờ vậy, nắp hố ga được xếp lên hàng đầu vì mức độ phổ biến của nó. Đa số các loại nắp hố ga được sử dụng hiện nay là nắp hố ga gang cầu, nó có thể được sử dụng ở mọi môi trường.
 
Nắp hố ga gang cầu kích thước 850x850mm
 
Nắp hố ga gang cầu kích thước 850x850mm tải trọng 40 tấn
 

2: Nắp hố ga gang xám


Nắp hố ga gang xám là loại nắp hố ga được chế tạo từ vật liệu chủ yếu là gang xám. Gang xám là loại gang có độ cứng rất lớn và chi phí sản xuất khá rẻ, nhưng lại mang những nhược như khả năng chịu lực uốn kém, khi gặp lực uốn lớn có thể bị nứt vỡ. nắp hố ga gang xám được sử dụng trong những môi trường mà ít phải chịu tác động của lực uốn, nó có khả năng chịu lực ép lớn. nắp hố ga gang xám rất khó để gia công cơ khí nếu trong quá đúc nó bị biến trắng. Tuy giá thành vật liệu rẻ hơn nhưng vì khả năng gia công cơ khí khó khăn nên nắp hố ga gang xám không được phổ biến bằng nắp hố ga gang cầu.

 
Nắp hố ga gang xám kích thước 900x900mm
Nắp hố ga gang xám kích thước 900x900mm
 

3: Nắp hố ga composite


Nắp hố ga composite là loại nắp hố ga đang ngày càng được sử dụng phổ biến. Vật liệu composite có trọng lượng nhẹ chỉ bằng 1/4 các loại vật liệu khác như gang thép. nắp hố ga composite có một số đặc điểm nổi trội như: nhẹ, giá thành tốt, dễ sản xuất, tính thẩm mỹ cao, dễ dàng lắp đặt, sửa chữa cũng như vận chuyển, …
 
Nắp hố ga composite khung dương kích thước 900x900mm
 
Nắp hố ga composite khung dương kích thước 900x900mm
 

4: Song thoát nước


Trong các loại song thoát nước thì song thoát nước bằng gang hiện được sử dụng nhiều nhất. Để tránh bị hoen gỉ và ăn mòn người ta phải sử dụng các loại gang trắng, gang cầu hoặc vật liệu composite. Còn về giá cả tuy có thấp hơn thép nhưng vẫn khá cao so với song thoát nước composite. Các bạn có thể chọn bằng gang hoặc composite với các kiểu dáng và kích thước khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng.
 
Song chắn rác bằng gang xám
 
Song thoát nước bằng gam xám
 
Trải qua hơn 10 năm hoạt động các sản phầm của công ty TNHH TM và Đầu Tư Thành An sản xuất đã được nhiều khách hàng lựa chọn. Hiện, công ty có xưởng sản xuất riêng tại Thái Nguyên, văn phòng ở hai đầu Bắc Nam cùng đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, dây chuyển sản xuất hiện đại có thể đáp ứng đơn hàng số lượng lớn đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.

Với những khác biệt trên, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các sản phẩm của mình sẽ góp phần nhỏ bé đến thành công của Quý doanh nghiệp.

Chi tiết liên hệ số điện thoại Phan Đức Thuận 0912 862 256 hoặc truy cập vào website: https://naphoga.info/ và Fanpage: Nắp hố ga Thành An
Đọc tiếp…

Khái niệm về Thép các bon là gì ?

20:30 |

I. Khái niệm về thép cácbon
 

1.1. Định nghĩa
 

Thép cácbon là loại thép thông thường, ngoài Fe,C ra còn chứa các tạp chất thường có như: Mănggan, silic, phốt pho…
 
1. Thành phần hóa học:
C<2%, Mn 0,8%, Si<0,5 %, S<0,05%. Ngoài ra có thể có một lượng nhỏ các
nguyên tố Cr, Ni, Cu(<0,2 %),W, Mo, Ti (<0,1%).
 

1.2. Anh hưởng của các nguyên tố dẫn đến tổ chức cà cơ tính của thép:


Cacbon:
Là nguyên tố quan trọng nhất, quyết định chủ yếu đến tổ chức và cơ tính của thép cacbon và cả thép hợp kim. Khi thành phần cacbon tăng lên thì độ bền, độ cứng cũng tăng, độ dẻo, độ dai giảm. Tuy nhiên độ bền chỉ tăng lên theo cacbon đến giới hạn 0,8 – 1%C vượt quá giói hạn này độ bền lại giảm đi.
Manggan: Được cho vào mọithép dưới dạng fero – mangan để khử Oxy tức là loại trừ FeO rất có hại. Manggan là nguyên tố ảnh hưởng tốt đến cơ tính, khi hòa tan nó vào ferit nó nâng caop độ bền, độ cứng của pha này. Tuy nhiên, do lượng manggan trong tyhép cacbon ít(cao nhất cũng chỉ trong giới hạn 0,5 – 0,8%) nên ảnh hưởng này cũng không rõ rệt. Anh hưởng tốt của manggan là ở chỗ chúng khử oxy và hạn chế tác hại của lưu huỳnh.
Silic:
Silic cho vào để khử oxy một cách triệt để.
2FeO+Si SiO2 +Fe
Phốt pho: 
phốt pho đua vào nhằm nâng cao tính dòn nguội của thép. Mặt khác phốt pho còn ảnh hưởng đến tính gia công cắt cho nên trong thép dễ cắt người ta đưa thêm lượng P cao đến 0,08 – 1,5 %.
Lưu huỳnh: 
lưu huỳnh có tác dụng nâng cao tính dòn nóng của thép. Ngoài ra cũng giống như P, Slà nguyên tố có ảnh hưởng tốt đến tính gia công cắt; trong thép dễ cắt chứa đến 0,15-0,3%S.
Các khí oxy, nito và hydro: các nguyên tố này ảnh hưởng xấu đến cơ tính của thép ở
chỗ làm giảm độ dẻo, tăng khuynh hướng phá hủy dòn

 
Xưởng sản xuất phôi thép
 

II. Các loại thép cacbon thường dùng:

 

2.1. Phân loại thép cacbon: có 4 cách phân loại thép cácbon
 

+ Theo phương pháp luyện
+ Theo phương pháp khử oxy
+ Theo chất lượng
+ Theo công dụng.
 

2.2. Các loại thép cacbon thường dùng
 

a. Thép cacbon chất lượng thường: cung cấp ở dạng cán nóng từ các nhà máy liên hiệp luyện kim, với mục đích chủ yếu là làm thép kết cấu xây dựng cầu, nhà xưởng, coat thép của bê tông.…
b. Thép các bon kết cấu:Nhóm này có chất lượng caohơn nhóm chất lượng thường thể hiện ở hàm lượng chứa các tạp chất có hại nhỏ hơn: S 0,01%,P0,035% được cung cấp ở dạng cán, rèn và các bán thành phẩm.
c. Thép các bon công dụng: Là nhóm thép các bon có công dụng riêng thường
gặp hàng ngày như:
+ Thép đường ray xe lửa có độ bền và tính chống mài mòn cao, người ta tiến hành tôi bề mặt ở 2 đầu thanh để nâng cao độ chống mài mòn ở các đầu nối. Thành phần các bon tương đối cao 0,5- 0,8%C, tương đối nhiều manggan 0,6-1,0%, ít phốt pho và lưu huỳnh( S<0,05%,P<0,04%)
+ Dây thép:các loại dây thép dùng trong kỹ thuật và đời sống tùy theo mục đich sử dụng mà thành phần cacbon từ 0,1 – 0,9%C hay cao hơn. Các dây thép có thành phần cacbon từ 0,5 – 0,7%C được dùng làm lò xo trụ
 

III. Thép hợp kim
 

3.1. Định nghĩa
 

Thép hợp kim là loại thép(ngoài sắt, cacbon và các tạp chất ra) người ta còn cố ý đưa vào các nguyên tố đặc biệt với một lượng nhất định để làm thay đổi tổ chức và tính chất của thép. Các nguyên tố đặc biệt được gọi là nguyên tố hợp kim: Cr, Ni,Mn,Si, W,V, MO, Ti, Cu, B
 

3.2. Tính chất
 

+ Về cơ tính: thép hợp kim nói chung có độ bền có độ bền cao hơn hẳn so với thép
cacbon. Điều này thể hiện đặc biệt rõ ràng sau khi nhiệt luyện tôi và ram.
+ Về tính chịu nhiệt độ cao:thép hợp kim giữ được cơ tính cao của trạng thái tôi ở nhiệt độ cao hơn 2000C. muốn đạt được diều này thì thép phải được hợp kim hóa bởi một số nguyên tố với hàm lượng tương đối cao
+ Các tính chất vật lý và hóa học đặc biệt:thép hợp kim là vật liệu kim loại không gì thay thế được trong chế tạo máy nặng, dụng cụ, nhiệt điện, công nghệ hóa học… nó được làm các chi tiết quan trọng nhất trong điều kiện làm việc nặng.

3.3. Phân loại thép hợp kim

Phân loại theo tổ chức tế vi:
+ trạng thái cân bằng:
+ Thép trước cùng tích ngoài tổ chức peclit ra còn có ferit tự do.
+ Thép cùng tích ới tổ chức peclit
+ Thép sau cùng tích với tổ chức ngoài peclit ra còn có cacbit thứ hai.
+ Thép beleburit với tổ chức trong dó với cùng tinh leđeburit
+ Thép auxtenit với tổ chức thuầnauxtenit là loại thép được hợp kim hóa với lượng lớn nguyên tố Ni hoặc Mn
+ Thép ferit với tổ chức thuần ferit:là loại thép được hợp kim hóa vớilượng
lớn nguyên tố Cr và lượng cacbon thấp
+ trạng thái thường hóa
+ Thép peclit: là loại thép hợp kim thấp nên tính ổn định của auxtenit qua
nguội chưa lớn lắm.
+ Thép mactenxit là loại thép hợp kim trung bình và cao có tính ổn định của auxtenit quá nguội lớn đốn mức khi làm nguội trong không khí tĩnh cũng đạt được tổ chức mactenxit, thép này còn có tên là thép tự tôi.
+ Thép auxtenit:là loại thép hợp kim cao với các nguyên tố Mn và Ni( thường
có thêm Cr).
 
Phân loại theo nguyên tố hợp kim:
 
Cách phân loại này dựa vào tên của các nguyên tố hợp kim chính của thép. Ví dụ như thép có chứa Crom gọi là thép Crom, thép manggan, thép niken …
 
Phân loại theo tổng hợp các nguyên tố hợp kim
 
+ Thép hợp kim thấp: là loại thép có tổng các nguyên tố hợp kim nhỏ hơn 2,5%(thường là loại thép peclit)
+ Thép hợp kim trung bình: là loại thép có lượng nguyên tố hợp kim từ 2,5 – 10%
+ Thép hợp kim cao:là loại thép có tổng lượng các nguyên tố hợp kim lớn hơn 10%
nó có thể là thép mactenxit hay auxtenit
 
Phân loại theo công dụng:
 
Đây là cách phân loại chủ yếu. Theo công dụng cụ thể có thể chia hợp kim thành các nhóm sau:
thép kết cấu hợp kim:là nhóm thép dùng để chế tạo các chi tiết máy và các kết cấu
kim loại.
+ Thép dụng cụ hợp kim: là nhóm thép dùng để chế tạo các loại dụng cụ bao gồm
dao cắt, khuôn dập, các loại dụng cụ đo.
+ Theo hợp kim đặc biệt: là nhóm thép có tính chất vật lý và hóa học đặc biệt ví dụ như tính chống ăn mòn cao(không gỉ), làm việc ở nhiệt độ cao, có tính giãn nở vì nhiệt đặc biệt.
Ký hiệu
Theo tiêu chuẩn Nhà Nước Việt Nam TCVN 1659-75 các ký hiệu của thép hợp kim của Việt Nam sẽ được ký hiệu theo hệ thống chữ và số. Chữ ký hiệu các nguyên tố hợp kim chính bằng ký hiệu hóa học, số đầu tiên chỉ lượng cacbon theo phần vạn, số đằng sau ký hiệu hóa học chỉ lượng nguyên tố. Ví dụ 9Mn2 có 0,09%C, 2%Mn. Song chưa có tiêu chuẩn cho các loại thép hợp kim cụ thể nên trên thực tế thường áp dụng phương pháp ký hiệu của Liên Xô.
 

IV. Các loại thép hợp kim thường gặp
 

Thép kết cấu
 
+ Thép thấm cacbon: là loại thép có lượng cacbon thấp 0,1-0,25%(cá biệt có thể tới 0,3%)đế chế tạo các chi tiết vừa chịu tải trọng tĩnh lẫn va đập, vừa chịu được mài mòn ở bề mặt như bánh răng, cam, đĩa ma sát…Độ cứng cao của lớp bề mặt và độ bền, độ dai cao của lõi đạt được bằng cách thấm cacbon, tôi và ram thấp, do đó loại thép này có tên là thép thấm cacbon.
 
+ Thép hóa tốt: là loại thép có hàm lượng cacbon trung bình 0,3-0,5%( cá biệt có thể tới 0,55%) để chế tạo các chi tiết chịu tải trọng tĩnh và va đập cao, yêu cầu độ bền và độ dai va đập cao. Cơ tính tổng hợp cao nhất của thép đạt bằng nhiệt luyện hóa tốt nên có tên là hóa tốt.
 
+ Thép lò xo: dùng để chế tạo các loại lò xo, nhíp được dùng rộng rãi trong các máy đặc biệt là trong ô tô, xe lửa…Các thép lò xo dùng để chế tạo lò xo, nhíp và các chi tiết có tác dụng đàn hồi nói chung.
 
+ Thép ổ lăn:do các bề mặt làm việc củ chi tiết ổ lăn chịu ứng suất cao với số lượng chu trình rất lớn do trượt lăn với nhau ở từng thời điểm nên chúng bị mài mòn điểm. Để thỏa mãn yêu cầu làm việc đó thép ổ bi phải có độ bền mỏi tiếp xúc và chống mài mòn cao nhất do đó phải có độ cứng cao và đồng nhất. Muốn vậy phải có những thành phần như sau:
+ Lượng cacbon cao(khoảng 1%) đảm bảo sau khi tôi có độ cứng và tính chống mài mòn cao
+ Rất ít tạp chất phi kim loại, trong đó lượng S< 0,02%, P<0,027%và không có rỗ xốp để đảm bảo không có điểm mềm.
+ Tổ chức của thép phải đồng nhất, không có thiên tích cac bít
+ Thép được hợp kim hóa bằng 0,6 – 1,5 %Cr đôi khi bằng cả Mn và Si để làm tăng độ thám tôi, đảm bảo cơ tính đồng nhất.
 
Thép dụng cụ
 
+ Thép dụng cụ làm dao cắt:dùng để chế tạo ra các loại dao cắt như dao tiện, phay, bào, khoan, doa…. Yêu cầu đối với các loại dao này là độ cứng cao, tính chống mài mòn cao, tính cứng nóng
+ Thép dụng cụ đo:dùng để chế tạo các dụng cụ đo trong kỹ thuật với độ chính xác cao. Để đảm bảo được điều đó thì thép đem làm phải đạt các yếu tố sau:
+ Có độ cứng và tính chống mài mòn cao để đảm bảo dụng cụ ít mòn ở các chỗ
cọ sát với chi tiết, do đó đảm bảo được độ chính xác cao
+ Kích thước đảm bảo không đổi trong suốt quá trình làm việc
+ Có khả năng đạt được độ nhẵn bóng bề mặt caokhi mài và ít biến dạng khi
nhiệt luyện
 
+ Thép làm khuôn dập: chúng ta quy ước gọi thép làm các dụng cụ để biền dạng dẻo kim loại là thép làm khuôn rập. Theo nhiệt độ biến dạng chia làm 2 loại đối với phôi thép >10000C là khuôn dập nóng, loại biến dạng dẻophôi kim loại ở nhiệt độ thường là khuôn dập nguội
 
Các yêu cầu đối với thép làm khuôn dập:
 
+ Độ cứng cao
+ Tính chống mài mòn cao
+ Độ bền và độ dai đảm bảo để chịu được tải trọng va đập không lớn
+ Tính chịu nhiệt độ cao.
 
Thép đặc biệt
 
Là loại thép có tính chất vật lý, hóa học đặc biệt như:
+ Thép không rỉ, có tính chống ăn mòn cao
+ Thép và hợp kim làm việc ở nhiệt độ cao.
+ Thép có tính chống mài mòn cao.
+ Hợp kim có tính giãn nở nhiệt đặc biệt.
+ Hợp kim có điện trở lớn
+ Thép và hợp kim từ tính.
 
Phan Đức Thuận
Đọc tiếp…

Giới thiệu chung về Gang, các loại gang phổ biến hiện nay

23:26 |

I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GANG


 

1. Định nghĩa gang là gì ?

Gang là hợp kim của sắt và cacbon cùng một số nguyên tố khác như: C, Si, Mn, P, S hàm lượng cacbon lớn hơn 2,14% thường từ 3% đến 4,5%.
 

2. Thành phần, tính chất, công dụng của gang
 

Tùy theo thành phần và hàm lượng các nguyên tố có trong gang mà ta có các loại gang như sau: gang thường và gang hợp kim.
+ Gang thường: là loại gang mà tỷ lệ tính theo phần trăm khối lượng của các nguyên tố thường có như: Cacbon, Silic, Mangan, Phốt pho, Lưu hùynh ở giới hạn bình thường.
+ Gang hợp kim: hay còn gọi là gang đặc biệt có hai loại.
- Thành phần chỉ gồm có các nguyên tố thường có nhưng riêng hàm lượng silic cao hơn 4% hoặc hàm lượng mangan cao hơn 1,5%.
- Ngòai các nguyên tố thường có, gang còn chứa thêm một hoặc nhiều nguyên tố hợp kim khác với hàm lượng đủ lớn để gây nên sự thay đổi về tổ chức và tính chất của gang như: Niken, Crôm, đồng, Titan.

 
Lò luyền gang

Gang nói chung có cơ tính thấp hơn thép nhưng dễ gia công bằng các dụng cụ cắt gọt, tính đúc tốt và độ chảy lõang cao, độ co ngót ít, dễ điền đầy vào khuôn. Tuy nhiên gang có tính dòn, chịu va đập kém, song gang là vật liệu chịu nén rất tốt đồng thời chịu tải trọng tĩnh khá tốt. Do vậy gang được sử dụng làm các chi tiết có hình dáng phức tạp như: vỏ máy, thân máy, hộp máy, bánh đai, bánh đà,…


 

3. Các yếu tố ảng hưởng đến tính chất của gang
 

3.1. Anh hưởng của thành phần hóa học:
 
+ Cacbon (C) : là nguyên tố thúc đẩy quá trình graphít hóa. Nhưng gang có nhiều cacbon thì độ dẻo và tính dẫn nhiệt giảm. Nếu cacbon chứa trong gang ở dạng hợp chất hóa học xêmentit thì gang đó gọi là gang trắng, nếu cacbon ở dạng tự do (graphít) thì gang đó gọi là gang xám. Sự tạo thành các loại gang khác nhau phụ thuộc vào thành phần hóa học và tốc độ nguội của nó.
+ Silic (Si): Silic là nguyên tố ảnh hưởng nhiều nhất đến cấu trúc tinh thể của gang, vì nó thúc đẩy quá trình graphít hóa, do đó trong gang xám, thành phần silic cao khỏang 1~4,25%. Hàm lượng Si tăng sẽ làm tăng độ chảy loãng, tăng tính chịu mài mòn và ăn mòn của gang.
+ Mangan (Mn): Mn trong gang thúc đẩy sự tạo thành gang trắng và ngăn cản graphít hóa. Bởi vậy trong gang trắng thường chứa 2 ~ 2,5% Mn, trong gang xám lượng Mn không quá 1,3%. Mn là nguyên tố tăng tính chịu mài mòn, tăng độ bền, giảm tác hại của lưu hùynh (S).
+ Phốt pho (P): P là một nguyên tố có hại trong gang, nó làm giảm độ bền, tăng độ dòn của gang, dễ gây nứt vật đúc. Tuy nhiên P tăng tính chảy loãng, tác dụng này được sử dụng để đúc tượng, chi tiết mỹ thuật. Trong trường hợp đúc các chi tiết thành mỏng, hàm lượng P trong các chi tiết quan trọng không được quá 0,1%, còn các chi không quan trọng có thể tới 1,2%.
+ Lưu hùynh (S): là nguyên tố có hại trong gang, nó làm cản trở graphít hóa, nên làm giảm tính chảy lõang do đó làm giảm tính đúc. Lưu hùynh làm giảm độ bền cho gang dòn. S kết hợp với Fe tạo thành FeS gây bở nóng. Vì vậy thành phần S trong gang không quá 0,15%.

3.2. Anh hưởng của độ quá nhiệt
 
Để tạo sự quá nguội người ta nung gang quá nhiệt nhiều, bởi vì khi nung gang tơi nhiệt độ cao thì các hạt graphít hòa tan hòan tòan hơn và khử được các vật lẫn phi kim loại dẫn đến khi kết tinh thì mầm kết tinh sẽ nhiều và phân bố đồng đều hơn, làm cơ tính của gang tốt hơn.
Nhưng nhiệt độ thực tế của gang không nên vượt quá 14500C
 
3.3. Ảnh hưởng của tốc độ nguội
 
Yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tinh thể của gang là điều kiện đông đặc và làm nguội của vật đúc. Tốc độ nguội nhanh thì ta được gang trắng, làm nguội chậm thì ta ssược gang xám. Tốc độ nguội của gang đúc phụ thuộc vào loại khuôn đúc và chiều dày vật đúc.
 

II. CÁC LOẠI GANG THƯỜNG DÙNG
 

2.1. Gang trắng
 

2.1.1. Ký hiệu và thành phần
 
Hầu hết chỉ dùng gang trắng chứa 3% - 3,5% cacbon vì nhiều C gang sẽ dòn, mặt gãy các chi tiết bằng gang trắng có màu sáng tắng nên gọi là gang trắng. Gang trắng chỉ hình thành khi hàm lượng C và Mn thích hợp và với điều kiện làm nguội nhanh ở vật đúc thành mỏng, nhỏ.
Gang trắng không có ký hiệu
 
2.1.2. Tính chất
 
Gang trắng cứng và giòn, tính cắt gọt kém. Nên chỉ dùng ở công nghệ đúc
 
2.1.3. Tổ chức tế vi
 
Là loại gang mà hầu hết cacbon ở dạng liên kết Fe3C. nằm ở dạng xementit.
 
2.1.4. Công dụng
 
Nó chỉ dùng để chế tạo gang rèn (gang dẻo) , luyện thép hoặc các chi tiết máy cần tính
chống mài mòn cao như bi nghền, trục cán.
 

2.2. Gang xám
 

2.2.1. Ký hiệu và thành phần
 
Ký hiệu:
Ttiêu chuẩn nhà nước Việt Nam TCVN 1659 - 75 ký hiệu gang xám bằng 2 chữ GX và hai số tiếp theo:
ví dụ như: GX00; GX12-28; GX15-32; GX18-38; GX21-40; GX24-44; GX28-48; GX32-52; GX36-56; GX40-60; GX44-64.
 
+ GX00 là số hiệu gang xám có cơ tính rất thấp, không quy định.
+ GX12-28 là gang xám có cơ tính thấp dùng để làm các chi tiết chịu tải nhẹ và không chịu mài mòn như vỏ, nắp….
+ GX15-32;GX18-38 là loại gang xám có cơ tính trung bình dùng làm các chi tiết chịu tải trung bìnhon2 ít như vỏ hộp giảm tốc, thân máy bơm, cacte, mặt bích….
+ GX21-40;GX24-44;GX28-48 là các số hiệu gang xám có cơ tính tương đối cao thường dùng làm các chi tiết chịu tải trọng tĩnh cao và chịu mài mòn như bánh đà, bánh răng, sơ mi, pittong, xilanh….
+ GX32-52;GX36-56;GX40-60;GX44-64 là các số hiệu gang xám có cơ tính cao dùng làm các chi tiết chịu tải trọng tĩnh cao và chịu tải trọng động, chịu mài mòn cao như: bánh răng chữ V, trục chính, vỏ bơm thủy lực, van chịu áp suất cao.
Thành phần hóa học của gang xám nằm trong giới hạn sau:
C : 3 ~ 3,8%; Si: 0,5 ~ 3%; Mn:0,5 ~ 0,8%; P: 0,15 ~ 0,4%; S: 0,12 ~ 0,2%.
 
2.2.2. Tổ chức tế vi
 
Là loại gang mà hầu hết cacbon ở dạng graphit hình tấm. Nhờ có graphít nên mặt gãy có màu xám.
Gang xám có cấu trúc tinh thể cacbon ở graphít dạng tấm, nền của gang xám có thể là: pherit, peclit – pherit, peclit.
 
2.2.3. Tính chất
 
Cơ tính của gang xám phụ thuộc vào hai yếu tố: tổ chức nền, độ bền của nền tăng
lên từ nền pherit đến peclit; yếu tố thứ hai là số lượng, hình dạng và phân bố graphít.
Nếu số lượng hợp lý, hình dạng thu gọn và phân bố đều trên nền thì cơ tính sẽ được
cải thiện.
Graphít có độ bền cơ học kém, nó làm giảm độ bền chặt của tổ chức kim loại. Do đó gang xám có độ bền kéo nhỏ, độ dẻo và độ dai kém. Tuy nhiên graphít có ưu điểm làm tăng độ chịu mòn của gang, có tác dụng như chất bôi trơn, làm cho phoi gang dễ bị vụn khi cắt gọt, dập tắt rung động, làm giảm độ co ngót khi đúc.

2.2.4. Công dụng
 
Gang xám thường được dùng để chế tạo các chi tiết chịu tải trọng nhỏ cà ít bị va đập như: thân máy, bệ máy, ống nước,… do chịu ma sát tốt nên đôi khi gang xám dùng để chế tạo các ổ trục tốc độ thấp.
Gang lỏng làm nguội chậm khi đúc sẽ được gang xám.
 

2.3. Gang cầu:
 

2.3.1. Ký hiệu và thành phần
 
Gang cầu ký hiệu: “GC” và đi kèm hai chỉ số. Chỉ số thứ nhất chỉ giới hạn bền kéo
(kG/mm2), chỉ số thứ hai chĩ độ giãn dài tương đối tính ra phần trăm.
Vd: GC 40 – 10 có nghĩa là: gang cầu có giới hạn kéo là 40kG/mm2, độ giãn dài tương đối là 10%.
Thành phần: gang cầu còn có tên là gang độ bền cao, có thành phần hóa học như gang
xám.
 
Thành phần hóa học của gang cầu sau khi biến cứng như sau: 3-3,6%C; 2- 3%Si; 0,5 – 1%Mn; ~2%Ni; 0,04 – 0,08%Mg;  0,15%P;  0,03%S
 
2.3.2. Tổ chức tế vi
 
Gang cầu có tổ chức tế vi như gang xám (peclit – ferit, peclit), nhưng graphít có dạng
thu nhỏ thành hình cầu.
 
2.3.3. Tính chất
 
Nhờ có graphít cầu nên gang cầu có độ bền cao hơn gang xám nhiều, đặc biệt có độ dẻo đảm bảo. Gang cầu vừa có tính chát của thép vừa có tính chát của gang. Độ cứng và độ bền của gang cầu có thể tăng cao hơn nữa nếu ta nhiệt luyện nó.
Để có tổ chức gang cầu, phải nấu chảy gang xám và dùng phương pháp biến tính đặc
biệt gọi là cầu hóa để tạo graphít hình cầu
 
2.3.4. Công dụng
 
Do có nhiều ưu điểm về cơ tính nên gang cầu được sử dụng ngày càng nhiều để thay thế cho thép trong một số trường hợp.
Gang cầu dùng để chế tạo các chi tiết ôtô, động cơ đốt trong như: trục khuỷu, píttông, dên, bánh răng và các chi tiết quan trọng khác như trục chính máy công cụ, thay thế thép để làm đường ray nhỏ, ứng dụng sản xuất các loại nắp hố ga chất lượng cao hiện nay....
 
Ứng dụng của gang cầu vào sản xuất nắp hố ga

 
Ứng dụng của gang cầu vào sản xuất nắp hố ga

2.4. Gang dẻo:
 

2.4.1. Ký hiệu và thành phần
 
Ký hiệu gang dẻo: “GZ” và hai chữ số, chỉ số thứ nhất chỉ giới hạn bền kéo, chỉ số thứ hai chỉ độ giãn dài tương đối. Ví dụ: GZ 30 – 6 có ngiã là: Gang dẻo, có giới hạn bền kéo là 30kG/mm2, độ giãn dài tương đối là 6%.
Thành phần hóa học như gang trắng. Nhưng thành phần C không cao.
 
2.4.2. Tổ chức tế vi
 
Khi ủ gang trắng xementit của gang trắng sẽ phân hóa thành graphít, graphít này có hạt nhỏ, sau khi làm nguội chậm ta có gang dẻo hay còn gọi là gang rèn. Tùy theo chế độ ủ ta có các loại gang dẻo có nền kim loại là ferit, peclit, hoặc ferit - peclit
 
2.4.3. Tính chất
 
So với gang xám, gang dẻo có độ bền, độ dẻo và độ dai cao hơn, người ta gọi nó là gang rèn vì nó có độ dẻo cao chứ không phải là có thể rèn được.
Thành phần C không cao nên graphít của nó ít và hơn nữa lại tập trung từng cụm nên những ảnh hưởng xấu của nó đến cơ tính rất ít.
 
2.4.4. Công dụng
 
Gang dẻo sử dụng nhiều trong công nghiệp ôtô máy kéo, máy móc nông nghiệp,…
dùng cho các chi tiết tải trọng lớn, hình dạng phức tạp.
Tuy nhiên giá thành gang dẻo khá cao so với gang xám vì công nghệ chế tạo nó phức
tạp.
Quy trình chế tạo gang dẻo gồm hai bước:
+ Đúc chi tiết bằng gang trắng.
 
+ U vật đúc ở nhiệt độ 900 ~ 10000C trong khỏang thời gian 70 ~ 100giờ. Ta sẽ
có gang dẻo.
 

2.5. Sơ lược về quá trình luyện gang:
 

Tùy từng loại gang mà khi luyện cần phải trải qua các bước như:
+ U khử ứng suất bên trong
+ U làm mất lớp vỏ biến trắng .
+ U để thay đổi nền kim loại.
+ Tôi và ram.
+ Hóa bền bề mặt.

Đọc tiếp…